F0 điều trị tại nhà cần theo dõi sức khỏe hàng ngày như thế nào?

Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà cần tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào Phiếu theo dõi sức khỏe tại...

Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà cần tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào Phiếu theo dõi sức khỏe tại nhà 2 lần/ngày hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu.

Theo “Hướng dẫn quản lý người mắc Covid-19 tại nhà” do Bộ Y tế ban hành, F0 được quản lý tại nhà khi đáp ứng 3 tiêu chí.

Thứ nhất, là người mắc Covid-19 (được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị,…

Thứ hai, không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

Thứ ba, không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

Bộ Y tế hướng dẫn, F0 điều trị tại nhà cần tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào Phiếu theo dõi sức khỏe tại nhà 2 lần/ngày (buổi sáng và buổi chiều) hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu.

Nội dung theo dõi sức khỏe hàng ngày gồm:

- Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

- Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài), ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo. Các triệu chứng khác như: đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,…

Nếu phát hiện bất cứ 1 trong 11 dấu hiệu dưới đây, người bệnh phải thông báo ngay với Cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được xử trí, chuyển viện kịp thời:

1) Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

2) Nhịp thở: Người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút. Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: nhịp thở: ≥ 40 lần/phút. Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút. (Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

3) SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.

5) Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7) Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

8) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9) Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

10) Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc Covid-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Về chế độ ăn uống, sinh hoạt, F0 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày. Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước. Không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

Theo bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, để theo dõi sức khỏe tại nhà một cách tốt nhất, người bệnh nên chuẩn bị đầy đủ dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn bề mặt, thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy, khẩu trang y tế, găng tay y tế sạch.

Ngoài ra, chuẩn bị các dụng cụ cá nhân như nhiệt kế, máy đo huyết áp (nếu được nên trang bị cả máy đo SpO2 ở đầu ngón tay). Một số thuốc thiết yếu cần có bao gồm: thuốc hạ sốt, các thuốc giúp giảm ho, long đờm. Người bệnh nếu đang dùng các thuốc điều trị bệnh lý khác cũng nên chuẩn bị sẵn.

F0 cách ly tại nhà cần được giới hạn sinh hoạt trong một không gian riêng biệt, có cửa sổ thông thoáng, có nhà vệ sinh riêng. Người bệnh chỉ nhận đồ vật hoặc thực phẩm gián tiếp từ người nhà, tuyệt đối không tiếp xúc gần với những người chăm sóc cũng như vật nuôi trong gia đình.

Theo Nguyễn Liên (VietNamNet)

COMMENTS

Tên

Hỏiđáplàmđẹp365.vn,110,Sức Khoẻ,163,videos sức khoẻ đời sống,53,
ltr
item
Hỏiđáplàmđẹp365.vn: F0 điều trị tại nhà cần theo dõi sức khỏe hàng ngày như thế nào?
F0 điều trị tại nhà cần theo dõi sức khỏe hàng ngày như thế nào?
Hỏiđáplàmđẹp365.vn
https://www.xn--hiplmp365-t1ai98cfa2047hgja.vn/2022/08/f0-ieu-tri-tai-nha-can-theo-doi-suc.html
https://www.xn--hiplmp365-t1ai98cfa2047hgja.vn/
https://www.xn--hiplmp365-t1ai98cfa2047hgja.vn/
https://www.xn--hiplmp365-t1ai98cfa2047hgja.vn/2022/08/f0-ieu-tri-tai-nha-can-theo-doi-suc.html
true
1428916233572627802
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy